Công nghệ bảo mật lượng tử là gì? Có an toàn không?

Mật khẩu ngân hàng, tin nhắn, danh sách cuộc gọi… luôn là những dữ liệu cá nhân vô cùng quan trọng đối với người dùng điện thoại. Nếu chẳng may lọt vào tay kẻ xấu sẽ để lại những hậu quả không lương. Và gần đây, chúng ta có nghe nói về bảo mật lượng tử. Sẵn tiện có một số thông tin khá hay ho về bảo mật lượng tử, Điện Thoại Mới sẽ chia sẻ cùng các bạn nhé. Trong bài viết này, bạn sẽ được hiểu rõ hơn bảo mật lượng tử là gì, công nghệ bảo mật lượng tử là gì và chúng có an toàn hay không.

I. Bảo mật lượng tử là gì?

Bảo mật lượng tử hay còn gọi là mật mã lượng tử, là một ngành khoa học nghiên cứu về bảo mật thông tin dựa trên các tính chất vật lý lượng tử. Trong khi mật mã truyền thống khai thác chủ yếu những kết quả toán học của ngành, độ phức tạp tính toán nhằm vô hiệu hóa kẻ tấn công thì mật mã lượng tử lại khai thác chính bản chất vật lý của các đối tượng mang thông tin mà ở đây là các trạng thái lượng tử, ví dụ như các photon ánh sáng. 
Bảo mật lượng tử
Bảo mật lượng tử cho phép bảo mật thông tin truyền đi bằng truyền thông ngang, qua quang sợi cũng như qua không gian (FSO). Nó cho phép thông tin được bảo mật một cách “tuyệt đối”, không bị phụ thuộc vào độ mạnh của máy tính, độ tối tân của dụng cụ hay sự xảo quyệt của hacker. Sự bảo mật của mật mã lượng tử được bắt nguồn từ những quy luật không thể phá bỏ của tự nhiên, do đó nó được xem như một sự bảo vệ mạnh mẽ nhất dành cho dữ liệu. 
Bảo mật lượng tử

II. Số ngẫu nhiên và sự quan trọng với tính bảo mật trong giới công nghệ

Trong thế giới công nghệ, có rất nhiều thứ được tạo nên, thậm chí là vận hành dựa vào các chuỗi số và kí tự ngẫu nhiên. Ví dụ, mật khẩu của bạn khi được lưu trữ xuống cơ sở dữ liệu thì không được lưu dưới dạng plain text, vì nếu như vậy hacker sẽ dễ dàng có thể xâm nhập được vào cơ sở dữ liệu thì bạn sẽ bị lộ ngay mật khẩu. Mà thay vào đó nó sẽ được mã hóa để trở thành một chuỗi ngẫu nhiên.  Mật khẩu trên smartphone của bạn cũng lưu trữ theo cách tương tự, tức là khi bạn chọn password hoặc mã PIN thì nó cũng sẽ được mã hóa lại theo một số phương pháp nhất định, trong đó cách nào cũng sử dụng đến chuỗi kí tự ngẫu nhiên cả. 
Bảo mật lượng tử
Điều quan trọng ở đây đó chính là chiếc “chìa khóa” để giải mã các dữ liệu quan trọng được tạo ra từ các kí tự ngẫu nhiên. Chìa khóa này bạn có thể hình dung nó giống như một dạng password nhưng không phải dành cho bạn mà chỉ dành cho hệ thống để đi làm vài thứ quan trọng liên quan đến mã hóa, giải mã. Vấn đề ở đây đó là dù tên gọi có từ “ngẫu nhiên” nhưng một số thuật toán được biết thủ công vẫn sẽ dùng một số những quy tắc nhất định. 
Bảo mật lượng tử

III. Những chiếc điện thoại thông minh hiện nay đang dùng cơ chế bảo mật như thế nào?

Ví dụ hiện nay như Apple, Google, họ dùng các con chip riêng để xử lý việc mã hóa, tạo được chuỗi ngẫu nhiên cũng như chip riêng để lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng. Trên iPhone, nó chính là Secure Enclave, một vi xử lý đa nhân được tích hợp vào trong chip Apple A-Series từ thời iPhone 5s cho tới nay. Secure Enclave hoạt động một cách độc lập với phần còn lại của hệ thống, đảm bảo rằng dữ liệu mã hóa của vân tay, gương mặt được lưu trữ và truy cập một cách an toàn thay vì lưu trên bộ nhớ trong như cách truyền thống (vì các app hoặc can thiệp phần cứng để có thể lấy được những dữ liệu nhạy cảm này). Ngay cả kernel hệ điều hành đã bị chỉnh sửa, hay nói một cách đơn giản đó là hệ điều hành bị malware xâm nhập thì Secure Enclave vẫn sẽ đảm bảo được dữ liệu luôn được an toàn. 
Bảo mật lượng tử
Với các chip sử dụng nhân CPU ARM, một khu vực của SoC cũng được dùng để làm chuyện bảo mật tương tự như Secure Enclave trong chip Apple A. ARM gọi nó là TrustZone, nó cũng là một vài nhân xử lý đặc biệt có trong bộ nhớ riêng, có phần mềm nhúng riêng. Tuy nhiên điều bạn cần lưu ý ở đây rằng không phải chip nào dùng CPU ARM cũng sẽ có TrustZone, việc có triển khai nó hay không còn phụ thuộc vào nhà sản xuất chip và hãng làm điện thoại. 
Bảo mật lượng tử
Trên các điện thoại Google Pixel, chip bảo mật được nằm riêng hẳn ra, có tên gọi là Titan Security. Nó chạy một phần mềm nhúng riêng, độc lập khỏi Android và có cả khu vực lưu trữ dữ liệu nhạy cảm. Hiện nay, Vsmart và Samsung là 2 công ty đầu tiên trên thế giới đưa giải pháp lượng tử để tạo số ngẫu nhiên vào điện thoại di động. Sắp tới sẽ tiếp tục trang bị thêm cho các model mới trong tương lai. 

IV. Vsmart Aris là dòng điện thoại đầu tiên của Việt Nam ứng dụng công nghệ bảo mật lượng tử

Qua những ưu điểm vượt trội đã kể trên của công nghệ bảo mật lượng tử, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào công nghệ hiện đại này trên những chiếc điện thoại thông minh Vsmart Aris hay Aris Pro. Bằng việc hợp tác với công ty chuyên về bảo mật lượng tử là ID Quantique, VinSmart đã trở thành một trong những nhà sản xuất đầu tiên ứng dụng chip bảo mật lượng tử trên dòng smartphone này. 
Bảo mật lượng tử
Dòng điện thoại Vsmart Aris sử dụng con chip Quantis QRNG IDQ250C2 dành riêng cho smartphone, với ưu điểm vượt trội là kích thước nhỏ, tốn ít năng lượng hơn. VinSmart cũng cho biết thêm, những ứng dụng của bên thứ 3 cũng có thể khai thác sức mạnh bảo mật của con chip lượng tử trên dòng sản phẩm Vsmart Aris này để nâng cao các tính năng bảo mật dành cho những ứng dụng đó. Nhờ vậy mà những dữ liệu của chúng sẽ trở nên an toàn hơn nhiều lần. Bảo mật lượng tử sẽ là công nghệ còn được phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai và Việt Nam chúng ta cũng đang có những bước đi đầu tiên để tham gia vào hành trình này. 

Ngừng kinh doanh

V. Công nghệ bảo mật lượng tử trên Vsmart là gì? Nó hoạt động ra sao?

Công nghệ bảo mật lượng tử của Aris Pro do Vsmart phối hợp với hãng Quantis của Thụy Sỹ để xây dựng nên. Chip lượng tự hoạt động tương tự như với cơ chế mã hóa truyền thống bằng cách tạo ra một chuỗi khóa để mã hóa toàn bộ dữ liệu cá nhân quan trọng của bạn. Chỉ khác là ở chuỗi khóa này sẽ tạo ra những kí tự ngẫu nhiên thực sự chứ không chỉ đơn thuần là theo thuật toán nên việc phiên mã ngược để giải mã cũng là điều bất khả thi. 
Bảo mật lượng tử
Chip bảo mật lượng tử sẽ sử dụng bóng đèn LED phát ra một số lượng ngẫu nhiên các hạt photon di chuyển qua một cảm biến ảnh. Quá trình di chuyển này sẽ tạo ra được một dãy số ngẫu nhiên thô. Sau đó, dãy số này sẽ tiếp tục được đi qua một thuật toán tạo bit dữ liệu ngẫu nhiên và dữ liệu này lại được kết hợp cùng với thuật toán do Google cung cấp để tạo ra một kho dữ liệu ngẫu nhiên sử dụng cho hệ thống. 
Với cơ chế tạo mã vô cùng phức tạp như vậy nhưng con chip này vẫn có khả năng tính toán được lượng tử nhanh gấp nhiều lần so với những chip bán dẫn truyền thống. Từ đó có thể tạo ra được nhiều chuỗi ngẫu nhiên thực thụ, không thể nào giải mã được. Cũng nhờ vậy mà khả năng bảo mật dữ liệu của máy bạn sẽ được nâng cấp lên cao hơn rất nhiều lần. 
Bảo mật lượng tử
➣➣➣ Xem thêm: các mẫu Vsmart HOT NHẤT tại Điện Thoại Mới
Bạn có hứng thú với chiếc điện thoại thông minh thương hiệu Việt sở hữu công nghệ bảo mật tiên tiến nhất hiện nay hay không? Hiện Vsmart Aris đang được bán tại Điện Thoại Mới với mức giá tốt nhất trên thị trường cùng chế độ bảo hành và hậu mãi số 1. Thương hiệu của chúng tôi được tạo nên từ sự uy tín, mức độ tin tưởng của khách hàng. Hãy đến ngay số 360 Thái Hà hoặc liên hệ hotline: 0978.295.890 để được hỗ trợ và báo giá nhanh nhất nhé. 
Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 0962.082.030